Hôm nay, những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.
Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!
Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần cố gắng, kiên trì vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!
…………………………………………..
5 CÁCH TƯ DUY CỦA 1 TÀI XẾ ĐÁNG HỌC HỎI
Hãy dành 100% sự tập trung cho công việc. Lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu đề ra là bởi bạn chưa nỗ lực hết mình và để đam mê có cơ hội tỏa sáng.
Đó là những gì mà Tim Denning – một doanh nhân, blogger, người chuyên viết đề tài khởi nghiệp và phát triển bản thân rút ra được từ một tài xế có tên Vincent trong một lần sử dụng dịch vụ Uber.
Tim cho biết có nhiều điều từ người đàn ông này khiến anh khâm phục và một trong số đó là cách Vincent tư duy về công việc. Dưới đây là 5 bài học kinh doanh mà Tim rút ra được từ vị tài xế này, được đăng tải trên trang Entrepreneur .com
1. Theo đuổi ước mơ
Trong cuộc sống, mỗi người đều có ước mơ. Bất kể bạn sinh ra trong hoàn cảnh nào, đến từ đâu, con đường học vấn dài hay ngắn thì vẫn nên tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Hãy dành 200% công sức để biến ước mơ đó thành hiện thực.
Theo Tim, có người thích những giấc mơ vĩ đại như đoạt huy chương vàng, bay vào vũ trụ, nhưng cũng có những người hạnh phúc với những điều nhỏ nhoi như trở thành cha mẹ tốt hay điều hành doanh nghiệp thành công.
Trong trường hợp của Vincent, ông muốn trở thành tài xế Uber thành công nhất mà khách hàng có cơ hội trải nghiệm. Ông dự định dành tiền mua một chiếc BMW để trở thành tài xế UberBlack (tài xế chuyên chạy xe sedan 4 chỗ, các dòng xe cao cấp như Mercedes, BWM…).
2. Kinh doanh không khó với người chăm chỉ
Kinh doanh vốn không hề khó đối với những người chịu làm việc chăm chỉ và có đam mê. Mọi thứ chỉ trở nên khó khăn khi bạn làm việc không có mục đích và ghét công việc hiện tại.
Thay vì “giết thời gian” bằng cách than vãn khó khăn trong công việc như những tài xế khác, Vincent lại tỏ ra quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt (chỉnh lại ghế ngồi cho khách, kiểm tra nơi đặt hành lý, đảm bảo không trễ giờ của khách) nhằm giúp khách hàng cảm thấy thoải mái.
“Hãy nhìn thẳng vào mắt khách hàng và thể hiện cho họ thấy công việc này rất có ý nghĩa với bạn cũng như niềm đam mê mà bạn dành cho nó, như cách mà Vincent đã thể hiện cho tôi thấy”, Tim nói.
3. Tư duy làm chủ
Một trong những khác biệt tinh tế giữa Vincent và những tài xế khác mà blogger trẻ này nhìn thấy, đó là ông không xem bản thân như một nhân viên làm thuê. “Tuy không nói thẳng nhưng cách Vincent thể hiện cho thấy ông thực sự tin rằng mình là người làm chủ công việc và Uber chỉ là một đơn vị cung cấp khách hàng cho ông”, Tim nhấn mạnh.
Điều này cho thấy mọi người đều làm chủ công việc của mình bất chấp thực tế họ có nhận ra điều đó hay không.
4. Hợp tác cùng phát triển
Kinh doanh cần có sự hợp tác đa phương. Tài xế cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng nhằm giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, từ đó đánh giá cao công ty quản lý dịch vụ, nhờ vậy công ty sẽ tạo điều kiện giúp đỡ tài xế. “Chu trình đó hoạt động liên tục giống như một cuộc hôn nhân thành công nhờ việc bạn hiểu vấn đề cốt lõi nằm ở đâu”, anh nói.
5. Thái độ tích cực
Dù đánh giá cao tư duy tích cực từ Vincent nhưng Tim vẫn chưa tin những điều mà Vincent thể hiện và anh đã làm một bài test bằng cách hỏi ông về xe tự lái. Anh tin rằng mối nguy bị cướp việc từ các sản phẩm công nghệ sẽ phá vỡ tư duy tích cực của ông.
“Công nghệ luôn thay đổi từng ngày, và tôi hoan nghênh điều đó. Có thể 5 năm sau là thời đại của xe tự lái. Đến lúc đó, nếu không còn hợp tác với Uber và tài xế lái xe bị thay thế thì tôi tin rằng sẽ luôn có một công việc khác dành cho mình”, Tim nhớ lại chia sẻ của ông.
Được biết, trước khi trở thành tài xế Uber, Vincent là một thợ chụp ảnh cưới từng đi nhiều nơi trên thế giới. Trong 5 năm tới, ông hy vọng mình có thể thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh khắp thế giới và thể hiện khả năng sáng tạo vào việc chụp ảnh cưới tại những địa điểm kỳ lạ. Dù trong bất kỳ công việc nào, Tim cho biết người đàn ông này cũng luôn muốn cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
…………………………………..
1/ HỌC LÁI XE KHÔNG KHÓ !!!
Trước khi tham gia học lái xe ô tô tôi thấy rất lo lắng, vì sợ rằng lái xe khó quá, vì xe ô tô to hơn xe gắn máy mà tôi chạy hằng ngày rất nhiều, nhưng do nhu cầu nên tôi cũng đã theo một lớp “Học lái xe tại thuexesaigon.net “
Tôi cảm thấy rằng chương trình dạy rất phù hợp với tôi, giáo viên nhiều kinh nghiệm, dạy dễ hiểu giúp tôi nhanh chóng hiểu bài và áp dụng trực tiếp với xe và tôi đã được điều khiển xe ngay từ buổi học lái xe ô tô đầu tiên này.
Trước tiên tôi được học kỹ năng cân chỉnh ghế ngồi sao cho phù hợp nhất để thuận tiện cho việc thao tác với chân côn, ga và thắng, làm quen với vô lăng qua những thao tác điều khiển cơ bản, học cách điều khiển các thiết bị trên bàn điều khiển,…
Luyện tập nguội để nhuần nhuyễn với cách phối hợp giữa côn, số, ga, thắng. Sau khi học xong những thao tác cơ bản tôi được cảm nhận ngay cảm giác lái xe trên đường vắng và trải nghiệm ngay những gì tôi đã học được.
Đúng là học để làm quen với các thao tác cần thiết trên xe khó hơn là việc lái xe, đây là điều mà thầy giáo đã nói với tôi ngay khi bắt đầu học lái xe ô tô, chỉ sau hơn 30 phút rèn luyện tôi đã có thể điều khiển xe di chuyển một cách đơn giản.
Bài học lái xe đầu tiên tôi được lái là kỹ năng lái xe đường trường kết hợp với gương chiếu hậu, đèn xi nhan và kỹ năng đánh lái sang trái và phải. Học đến đây tôi hiểu được rằng, học lái xe không khó, chỉ cần giữ bình tĩnh, lái xe cẩn thận không được vội vàng, chỉ như thế là có thể lái xe tốt rồi, cảm giác thật tuyệt vời.
Với phương pháp giảng dạy này, chương trình học chất lượng 1 thầy 1 trò, không học ghép với học viên khác, tôi rất tự tin là tôi sẽ thi đạt và lái xe tốt trên đường sau khi tốt nghiệp khóa huấn luyện tại THUÊ XE SÀI GÒN
học viên: Đặng Tất………………………………………………………
Bí quyết nhớ các loại biển cấm trên đường
Theo Quy chuẩn về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT, có 63 biển báo cấm (mã P) và biển báo hết cấm (mã PD) với một số thay đổi so với hệ thống biển báo cấm hiện thời. Chúng tôi xin đăng tải toàn bộ những biển báo cấm này để bạn đọc có thêm thông tin khi tham gia giao thông.
Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị những điều người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Giúp bạn ghi nhớ các loại biển cấm
Một số thay đổi trong hệ thống biển cấm quy định trong QCVN 41:2016/BGTVT bao gồm việc quy định rõ hơn về việc cấm rẽ trái, cấm quay đầu, ngoài ra còn có thêm biển báo quy định về tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm………………………………………………………….
CHIA SẼ NGHỀ NGHIỆP :
1/Phanh xe và đổ đèo thế nào cho đúng
Luôn nhớ giảm đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.
Góc tư vấn này không thể bằng những diễn đàn chuyên về ôtô, nhưng là tờ báo có uy tín, nên có rất nhiều lượt truy cập mỗi ngày. Mặt bằng hiểu biết chung của mọi người rất khác nhau. Những kiến thức tưởng là cơ bản về cơ khí, về vật lý và nguyên lý hoạt động của ôtô nhiều người chưa biết hoặc được đào tạo sai cơ bản. Không ít người hoang mang vì tư vấn thì mỗi người nói một kiểu. Thế nào mới là đúng? Khi phanh thao tác thế nào? Khi đang lái xe thấy khúc cua thì phải làm thế nào? Khi xuống dốc đổ đèo phải thao tác thế nào cho đúng?
Có những cái tưởng đơn giản vậy mà nếu không ai bảo cho ta thì đến lúc gặp ai cũng lúng túng. Khi không biết thì phải “thử nghiệm” rồi dần dần quen với cách lái sai cơ bản. Rồi ta đây “lái xe mấy chục năm” tiếp tục tự tin truyền miệng cho thế hệ sau. Tôi xin phép được trả lời 3 câu hỏi tình huống đặt ra ở trên theo trình tự mức độ quan trọng. Nếu bạn nào cảm thấy không đúng, mong nhận được góp ý bổ sung:
1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.
Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức gìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.
Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải – guaranty – hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.
2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!
Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị “chết máy trừ điểm”.
Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.
3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với “Tình huống khẩn cấp”. Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.
Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở “giai đoạn cuối” chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.
4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.
Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP – Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).
Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.
Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.
5. Đổ đèo thao tác thế nào? (xe số sàn). Kỹ năng đổ đèo là cực kỳ quan trọng nhưng hiếm có trường đào tạo nào nhắc đến. May ra có mỗi bài depart (khởi hành ngang dốc) là có đề cập tới chuyện xe leo dốc làm sao để dừng lại rồi leo tiếp hay rủi ro bị trôi ngược là như thế nào.
Nhưng ngay cả khi tôi hỏi một số bạn học viên là có biết tại sao lại có bài Depart ngang dốc không, nó áp dụng cho tình huống nào, có những người cũng không biết vì sao, chỉ biết là được dạy và phải thi thì tập! Đó là điểm khiếm khuyết của việc đào tạo. Theo tôi kỹ năng đổ đèo cần được đưa vào nội dung chương trình. Có thể bạn không ghép được xe song song hay lùi chuồng móp thân vỏ, nhưng cũng chưa chết người. Trong khi việc đổ đèo mà sai cơ bản thì hậu quả thật khôn lường. Khi đổ đèo tôi thường nhìn biển báo, để còn biết đoạn dốc dài bao nhiêu, độ dốc là bao nhiêu %.
Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.
– Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50 km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2.200 vòng/phút tùy từng xe.
– Thả hoàn toàn chân ga.
– Không đụng đến côn.
– Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3.500, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50 km/h, vòng tua 2.200, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.
Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3.500, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.
Tôi đổ đèo dốc kiểu như Tam Đảo hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng dùng phanh rất hạn chế. Tuyệt đối không thả trôi và không tắt máy khi đổ đèo dốc.
Việc làm đó không hề tiết kiệm xăng như một số bạn nghĩ. Các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với lịch sử hàng trăm năm họ đã có những nghiên cứu khoa học cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận. Không lẽ các kỹ sư đó không biết và giờ các bạn sáng tạo kiểu như đổ đèo tắt máy hay âm côn về mo (N) thả trôi để tiết kiệm xăng sao? Trên các tài liệu đặc tả của các loại động cơ, đều đề cập đến chuyện khi chân ga thả hoàn toàn, thì chế hòa khí sẽ cắt giảm tối đa lượng nhiên liệu cung cấp về mức chạy không tải.
Hãy yên tâm là dù có nghe tiếng máy rú ầm lên thì xăng vẫn chẳng tốn hơn tý nào, vì động cơ chỉ quay theo quán tính của xe chứ không ăn thêm xăng. Tắt máy thì khác nào tự sát, hệ thống điện, các hệ thống trợ lực đều bị ảnh hưởng. Còn cái lợi của việc để động cơ gìm giúp xe thì các bạn cũng biết rồi.
Do đó càng đổ đèo thì càng cần phải tận dụng động cơ, máy nén khí điều hòa để gìm xe hỗ trợ cho phanh. Một số bạn lại nói rằng nếu để động cơ gìm xe sẽ làm hại động cơ. Cái này các bạn cũng không phải lo, những chi tiết máy được thiết kế để chịu lực kéo trong phạm vi cho phép, nếu động cơ kéo được bạn lên dốc thì nó cũng đủ bền để gìm bạn xuống cái dốc đó.
6. Đổ đèo thao tác về số thế nào? Kỹ thuật dồn số thấp để “phanh bằng số” yêu cầu phải đồng tốc và làm đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt thì lại cháy côn hoặc vỡ hộp số. Có bạn sẽ hỏi Tại sao lại vỡ hộp số nếu không đồng tốc? Khi không đồng tốc, thì bánh răng nối với cầu chủ động trong hộp số đang quay với tốc độ cao theo đà xe, trong khi động cơ đang chạy ở vòng tua khác. Việc nhả côn sẽ làm cho máy và cầu chủ động khớp vào nhau, động cơ và cầu chủ động xe kết nối, nếu chúng không có cùng vận tốc thì sẽ gây ra lực vặn rất lớn, các bánh răng số có thể bị mẻ gẫy.
Có thể bạn thắc mắc hộp số bền lắm cơ mà? Tôi giải thích nguyên lý của Lực động và Lực tĩnh. Bạn không thể cầm một cái búa to rồi dùng sức ấn cái đinh vào tấm gỗ được. Nhưng với cái búa không to lắm mà giơ lên đập xuống thì đinh thụt vào gỗ rất đơn giản. Lực động là rất lớn, do đó, việc giữ cho côn luôn bám sẽ giảm thiểu hỏng hóc cho hệ thống hộp số và dẫn động của xe. Nếu cần phải tách ly hợp để chuyển số, thì khi tiếp côn phải nhất thiết đồng tốc để tránh sốc. Kỹ thuật đổ đèo là khó và cần được thực hành cẩn thận, tốt nhất là có người có kinh nghiệm kèm cặp là tốt nhất.
Dồn về số mấy? Cái này tùy vào độ dốc, ví dụ bạn thấy con dốc này muốn leo được thì xe phải để số 2, vậy thì khi xuống con dốc này cũng cần đến số 2 mới gìm được xe, còn số cao hơn thì không thể gìm được. Vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo. Rà phanh để xe chậm lại đến khoảng 25-30 km/h (dải tốc độ lý tưởng đảm bảo cho việc về số 2 không bị sốc hộp số và ly hợp không bị trượt nhiều). Về số dứt khoát và thả cho côn bám hết trở lại, nhả phanh cho trôi tiếp, vòng tua máy và tốc độ xe tăng dần mà cao quá thì lại nhấp phanh để hãm nó xuống. Nếu thấy dốc lại dốc hơn nữa, vòng tua máy quá cao, xe thì chở nặng, cần phanh về số thấp hơn nữa, nguyên tắc vẫn thế.
Tóm lại bạn chỉ cần nhớ:
– Nhìn độ dốc để ước lượng nên dùng số mấy để gìm xe – Rà phanh giảm tốc về dải tốc độ phù hợp với mức số rồi chuyển số dứt khoát.
– Quan sát đồng hồ vòng tua máy để đảm bảo máy không chạy với vòng tua quá cao, cao quá thì lại rà phanh. Còn nhiều kỹ thuật nữa trong lái xe. Mong các bạn cùng nhau chia sẻ và giúp hạn chế tai nạn GT.
Chúc mọi người thượng lộ bình an.